CloudFlare là gì? Cách sử dụng CloudFlare cho người mới bắt đầu

cloudflare là gì

CloudFlare là một dịch vụ hữu ích có thể giúp người dùng dễ dàng cải thiện và tăng tốc độ website. Vậy cụ thể CloudFlare là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng cho website của mình không?

Theo dõi bài viết của ShopDX đê tìm hiểu tất tần tật những thông tin về CloudFlare và cách thức cài đặt, sử dụng nhé!

1. Cloudflare là gì?

CloudFlare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server) miễn phí có hỗ trợ CDN để kế nối máy chủ và người dùng thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Nói cách khác, người dùng cần đi qua máy chủ CloudFlare trước để có thể truy cập vào website.

Nhờ vào nhiều tính năng hấp dẫn, nổi trội hơn các nhà cung cấp khác, CloudFlare được rất nhiều Webmasster tin dùng hiện nay. Ngoài những tính năng thông thường, CloudFlare còn cung cấp các dịch vụ khác nữa về CND, tường lửa chống Ddos, Spam, SPDY, Forward Domain,…Vì là một ứng dụng miễn phí và tiện ích nên CloudFlare rất được ưa chuộng hiện nay, chúng thường được dùng để tăng tốc độ và bảo mật cho website.

Cloudflare là gì
CloudFlare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server) miễn phí

2. Cách thức hoạt động của Cloudflare

Sau khi biết CloudFlare là gì thì tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng.

Nhìn tổng quan thì cách thức hoạt động của CloudFlare rất phức tạp. Nhưng để người đọc dễ hiểu hơn ShopDX đã chia các thức hoạt động của CloudFlare thành 3 phần đó là bộ nhớ đệm (Caching), lọc lưu lượng (Filtering), Hệ thống DNS (DNS System).

Bộ nhớ đệm (Caching)

Các CND như CloudFlare sử dụng quy trình gọi là bộ nhớ đệm (cache). Bộ nhớ đệm là một kho lưu trữ dữ liệu giúp website truy xuất thông tin nhanh hơn.

Ví dụ thực tiễn về Caching: Nếu người A hỏi bạn “Bây giờ là mấy giờ?” thì bạn sẽ tốn 1 chút thời gian để xem đồng hồ hoặc lấy điện thoại ra khỏi túi để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu lúc sau có người B tiếp tục hỏi “Bây giờ là mấy giờ?” thì bạn có thể trả lời ngay lập tức mà thời gian não bộ đã ghi nhớ trước đó.

CloudFlare cũng hoạt động tương tự như vậy, nó sẽ kiểm tra website của bạn để cập nhật bộ nhớ cache một cách thường xuyên. Sau đó, CloudFlare sẽ phân phối bộ nhớ cache đến bất kỳ người dùng truy đến website của bạn.

Cloudflare là gì
CloudFlare sẽ phân phối bộ nhớ cache đến bất kỳ người dùng truy đến website của bạn

CloudFlare cho phép người dùng trên toàn thế giới download trang web của bạn từ một vị trí thực tế gần với vị trí của họ hơn và thời gian tải cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là một số yêu cầu sẽ được CDN toàn quyền xử lý, máy chủ của bạn sẽ bị tải xuống thấp hơn và nhiều người dùng có thể xem website của bạn cùng 1 thời điểm.

Lọc lưu lượng (Filtering)

Bộ lọc luồng truy cập là một tính năng khác mà CDN cung cấp. Filtering hoạt động như một lớp khác phối hợp cùng tường lửa và các biện bảo mật để bảo vệ hệ thống website trước những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Hệ thống DNS (DNS System)

Không chỉ là CDN, CloudFlare còn là một DNS có hiệu suất cao nhất thế giới. Quá trình phân giải DNS sẽ diễn ra trước khi kết nối được thiết lập, do đó đây là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến tốc độ tải trang của website.

tìm hiểu về cloudflare
Quá trình phân giải DNS sẽ diễn ra trước khi kết nối được thiết lập

Trong cấu hình mặc định, CloudFlare được thiết lập làm máy chủ định danh cho tên miền của bạn. Vì vậy, người truy cập website đảm bảo có trải nghiệm tốt nhờ vào khả năng phân DNS nhanh chóng được cung cấp từ mạng CloudFlare.

3. Ưu và nhược điểm của Cloudflare là gì?

CloudFlare là gì không còn quan trọng nếu như bạn không biết những ưu, nhược điểm của chúng. Cùng theo dõi bài viết của ShopDX để đánh giá dịch vụ này nhé!

3.1 Ưu điểm của CloudFlare

  • Bảo vệ, chống lại các tác nhân độc hại

Vì tất cả các lưu lượng truy cập vào website của bạn đều phải đi qua mạng CloudFlare, do đó các lưu lượng truy cập nguy hiểm, độc hại như DDoS, bình luận spam hoặc nội dung không phù hợp sẽ được phát hiện và lọc không đến máy chủ.

cloudflare là gì
Tất cả các lưu lượng truy cập vào website của bạn đều phải đi qua mạng CloudFlare
  • Giảm độ trễ

Vì dữ liệu website của bạn được lưu trữ trong bộ nhớ đệm của CloudFlare nên người dùng sẽ tải trang web từ trung tâm dữ liệu CloudFlare gần với vị trí của họ nhât. Nhờ vậy mà độ trễ sẽ giảm đáng kể vì không cần tải trực tiếp từ máy chủ của bạn.

  • Tự động tạo bản sao của website

Có một điều đặc biệt đó là bộ nhớ đệm của máy chủ của bạn sẽ không cần xử lý tất cả các lượt truy cập vào các trang web. Thay vào đó, nó sẽ cung cấp cho CloudFlare một bản sao của trang web khi cần thiết và chúng sẽ được cung cấp cho người dùng.

  • Chứng chỉ SSL miễn phí

Để một máy chủ có thể thiết lập chứng chỉ SSL khá là phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, CloudFlare sẽ tự động cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL trên bất kỳ tên miền nào được ủy quyền. Bạn có thể trải nghiệm những kết nối an toàn ngay cả khi SSL không được thiết lập tại máy chủ.

Cloudflare là gì
CloudFlare sẽ tự động cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL trên bất kỳ tên miền nào được ủy quyền
  • Các tính năng đặc biệt khác

Khi nhắc đến CloudFlare thì không thể bỏ qua tính năng hữu ích “Chế độ tấn công”, bạn có thể bật chúng bất cứ khi nào thông qua Dashboard của CloudFlare. Chế độ này được sử dụng khi website của bạn bị tấn công DDoS, chúng sẽ đưa ra một Javascript yêu cầu người dùng cần phải hoàn thành trước khi truy cập vào trang web.

3.2 Nhược điểm của CloudFlare

  • Tốc độ truyền chậm

Nếu website của bạn có hosting đặt tại Việt Nam và khách hàng truy cập đến từ Việt Nam là chủ yếu thì việc dùng CloudFlare có thể làm chậm tốc độ truyền tải đáng kế. Nguyên nhân là vì hiện nay Data Center của CloudFlare chưa có tại Việt Nam, điều này có nghĩa là các truy vấn phải đi tới DNS của CloudFlare của nước ngoài (Nhật, Singapore, Trung Quốc hoặc HongKong) rồi mới được trả về Việt Nam.

dich vụ Cloudflare
Hiện nay Data Center của CloudFlare chưa có tại Việt Nam

Bên cạnh đó, có một số trường hợp khi server của CloudFlare bị chậm thì việc truy xuất của website của bạn cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do không phân giải được tên miền đang dùng. Lý do là vì thời gian uptime của máy chủ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ CloudFlare.

  • Bị chặn bởi tường lửa

Nếu bạn đang sử dụng Shared Hosting thì thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng dải IP của CloudFlare bị tường lửa của hosting chặn. Vì chúng hiểu lầm có 1 lượng lớn yêu cầu truy cập bất thường từ dải IP đến hosting. Tuy nhiên, hiện nay CloudFlare đã được cải tiến với công nghệ tốt hơn nên vấn đề này đã được giải quyết.

Cloudflare là gì
Thỉnh thoảng, dải IP của CloudFlare bị tường lửa của hosting chặn

4. Doanh nghiệp có nên cài đặt Cloudflare cho website của mình?

CloudFlare là gì? Có thật sự tốt không?

Mặc dù có một vài hạn chế nhỏ tuy nhiên CloudFlare vẫn được các nhà quản trị mạng, chủ website tin dùng. Cho đến thời điểm hiện nay, dịch vụ này đã được cải tiến và ổn định hơn rất nhiều so với trước. Trên thực tế, họ đã có hơn 10 trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới và có một vài khu vực gần Việt Nam như Hongkong, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và thậm chí là Campuchia.

Cloudflare là gì
Doanh nghiệp có thể dùng CloudFlare để tăng tốc độ tải và bảo vệ website

Bạn thể sử dụng CloudFlare để tăng tốc độ tải và bảo vệ website của mình. Thậm chí bạn có thể sử dụng chúng như một dịch vụ DNS thông thường bằng cách tắt đám mây ở phần quản lý DNS.

5. Khi nào nên sử dụng CloudFlare?

Tuy là dịch vụ miễn phí nhưng bạn cũng cần biết khi nào nên sử dụng CloudFlare để mang lại những lợi ích cho website và tiết kiệm được thời gian cho chính mình. Sau đây là 2 trường hợp mà bạn nên sử dụng CloudFlare:

  • Website của bạn đặt máy chủ tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam nhưng có lượng truy cập đến từ nhiều nơi trên thế giới.
  • Website của bạn quan trọng và cần xác định địa chỉ IP để chống sự tấn công bởi các tác nhân nguy hiểm như spam, DDoS,…

6. Hướng dẫn cách cài CloudFlare cho người mới bắt đầu

Bệnh thông tin về CloudFlare là gì thì cách cài đặt và sử dụng dịch vụ cũng được đông đảo người dùng quan tâm. Sau đây là toàn bộ quá trình sử dụng CloudFlare: bắt đầu từ đăng ký tài khoản cho đến cách sử dụng chi tiết mà ShopDX tổng hợp.

6.1 Đăng kí và thêm website vào CloudFlare

CloudFlare ngày càng phổ biến và được nhiều nhà quản trị website sử dụng. Chính vì thế giao diện và cách sử dụng CloudFlare cũng đã được hãng đơn giản hóa để có thể tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

Bước 1: Đăng kí tài khoản Cloudflare miễn phí

Truy cập và đăng ký tài khoản CloudFlare TẠI ĐÂY

cloudflare là gì
Truy cập vào Cloudflare để đăng kí tài khoản miễn phí

Thông tin đăng ký bao gồm Email và Password (Lưu ý Password của bạn phải trên 8 ký tự, chứa ký tự đặc biệt, chứa số, chứa cả chữ hoa và chữ thường)

Bước 2: Thêm website vào Cloudflare

Đầu tiên, bạn nhấn Add Site > nhập tên miền gốc > Sau khi thêm website vào bạn chỉ cần chọn gói là đã có thể bắt đầu sử dụng.

cloudflare là gì
Thêm website vào Cloudflare để bắt đầu sử dụng

Bước này sẽ giúp bạn cài đặt CloudFlare vào website muốn tăng tốc độ tải trang.

Bước 3: Xác nhận bản ghi cho tên miền

Đăng nhập vào nơi quản trị domain và xóa 2 nameservers đang hiện có > Thay thế bằng 2 name Server mà CloudFlare đề xuất > nhấn Check nameservers hoàn tất thay đổi và CloudFlare sẽ gửi email ngay sau đó.

cloudflare là gì
Đăng nhập vào nơi quản trị domain và xóa 2 nameservers đang hiện có

6.2 Cài đặt và sử dụng plug-in CloudFlare trong WordPress

Cách cài đặt và sử dụng CloudFlare là gì? Làm sao để tối ưu thời gian nhất? Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về quy trình cài đặt và sử dụng nhé!

Bước 1: Cài đặt plugin CloudFlare

Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào Dashboard quản trị WordPress trên website của bạn > nhấn vào Plugin > chọn Add New > Trong ô tìm kiếm gõ cụm từ “CloudFlare”.

cài đặt cloudflare
Dăng nhập vào Dashboard quản trị WordPress và tìm plugin CloudFlare

Sau khi tìm được plugin CloudFlare thì nhấn Install Now > nhấn Active để kích hoạt plugin.

Bước 2: Sử dụng plugin CloudFlare

  • Đầu tiên bạn vào phần Setting và chọn CloudFlare > vào mục API, Login vào Website và tìm mục My Profile > API Key
  • Tại dòng Global API Key và click chọn View API Key > sẽ có 1 cửa sổ Popup hiện lên, nhấn chọn Copy API Key > quay lại website và đăng nhập bằng API Key vừa copy.
  • Tại mục Optimize CloudFlare For WordPress, nhấn vào Apply để kích hoạt cài đặt mặc định. Đồng thời, bạn chọn thêm Purge Cache > Purge Everything để xóa hết Cache ban đầu.
  • Cuối cùng, nhấn chọn Automatic Cache Management để tự động xóa Cache khi Website có sự thay đổi.
cloudflare là gì
Chi tiết cách sử dụng plugin CloudFlare

6.3 Kích hoạt SSL bằng giao thức HTTPS 

Nếu bạn muốn sử dụng công thức HTTPs cho website của mình thì cần tiếp tục kích hoạt SSL cho DNS trung gian này.

Bước 1: Kích hoạt Flexible SSL

Vào Crypto > tại phần SSL, nhấn kích hoạt Flexible. Sau đó, bạn cần chờ trong khoảng 24h để CloudFlare thực hiện quá trình cài đặt và kích hoạt Flexible SSL.

cloudflare là gì
Chờ trong khoảng 24h để CloudFlare thực hiện quá trình cài đặt và kích hoạt Flexible SSL.

Tại phần trạng thái Status, nếu bạn thấy hiển thị Active Certificate, điều này có nghĩa là đã kích hoạt thành công. Như vậy bạn đã có thể truy cập vào website của mình bằng HTTPS thông qua việc nhập trực tiếp. Bạn cần phải bật tự động chuyển đổi vì nó sẽ không tự chuyển từ HTTP sang HTTPS.

Bước 2: Bật tự động chuyển sang HTTPS

Tại mục Always Use HTTPS > nhấn chọn On. Sau khi thực hiện thao tác này, tất cả Request đến website của bạn với HTTP sẽ được tự động Redirect sang HTTPS.

sử dụng cloudflare
Bật tự động chuyển sang HTTPS

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng một vài thành phần CSS, JS hay hình ảnh vẫn còn sử dụng HTTP thì  kéo xuống phần Automatic HTTPS Rewrites và bật chế độ On là hoàn tất.

7. So sánh dịch vụ CloudFlare và MaxCDN, AWS WAF

CloudFlare là gì? Có khác gì với MaxCDN và AWS WAF? Theo dõi bài viết cũng ShopDX để cùng so sánh 3 loại hình dịch vụ trên nhé!

CloudFlare MaxCDN AWS WAF
Loại hình dịch vụ Là 1 dạng của CDN (mạng phân phối nội dung). Các tính năng WAF có sẵn trong một số gói tùy chọn. Cung cấp nội dung từ website DNS của chúng ta bằng pullzones, giống như một phiên bản copy của website Là một dạng Tường lửa Ứng dụng Web, nó cần sử dụng kết hợp thêm với CDN AWS CloudFront.
Giá thành Tùy theo mức độ tấn công Tùy theo mức độ tấn công Tùy theo mức độ tấn công
Tốc độ cài đặt Được kích hoạt từ vài phút đến vài ngày. Nhanh chóng, chỉ trong một vài phút. Nhanh chóng, chỉ trong một vài phút.
Các loại tấn công có thể ngăn chặn được Có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào lớp ứng dụng (Layer 7).  Chống DDoS, hacker bằng cách liên tục làm mới TLS/SSL certificates, tạo độ chứng thực và mã hóa cao hơn Chống DDoS bằng CDN, bảo vệ Layer 3/4

Qua bài viết trên tại trang tin Công nghệ 24h ShopDX, chắc hẳn bạn đã hiểu CloudFlare là gì và chúng có ưu, nhược điểm ra sao phải không nào. Đây là một dịch vụ quan trọng và cần thiết nếu bạn muốn tăng tốc độ tải trang cũng như bảo vệ website của mình tránh khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài. Mong rằng qua những thông tin mà ShopDX cung cấp bạn có thể tự cài đặt cho website của mình.

Trang Bán hàng trực tuyến ShopDX – MỘT NƠI duy nhất phục vụ chăm sóc TRỌN vòng đời sản phẩm

Website: https://shopdx.vn

Văn phòng: Tòa nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 1900282581

Số điện thoại: 0901555063

Email: [email protected]

Hệ thống cửa hàng:

23 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Min

26 Yên Lãng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

36 Hàm Nghi, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

211/2 Nguyễn Văn Linh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *