Phiên bản Chatbot AI của Google vừa ra mắt đã vướng phải nhiều sai phạm

Google ra mắt công cụ Bard dựa trên công nghệ AI

Trước làn sóng ChatGPT của OpenAI gây nhiều sự bất ngờ và đột phá thì mới đây nhà Google cũng đã vừa ra mắt công cụ chatbot có tên Bard để cạnh tranh trực tiếp với Chat GPT.

Bard là công cụ tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên, sản phẩm đang được Google gấp rút thử nghiệm và công bố vào tháng 02/2023. Chatbot hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo tương tự như Chat GPT để chạy đua trong lĩnh vực công nghệ. Sản phẩm được thử nghiệm nội bộ và hoạt động trước tại thị trường nước Anh và Mỹ.

Công cụ cho phép người dùng tìm kiếm các thông tin bằng cách nhập các từ vựng tự nhiên như cách bạn giao tiếp, khiến cho việc tìm kiếm trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Nó được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo của Google để tối ưu hóa các kết quả tìm kiếm chính xác, đáp ứng được yêu cầu của người dùng một cách tốt nhất.

Không chỉ thế, Bard cũng sở hữu những tính năng riêng như có thể cập nhật và phản hồi các thông tin mới nhất nhờ cha đẻ là Google-nhà thống trị tìm kiếm hàng đầu trên thế giới. Khi các Chatbot khác chỉ trả lời được 1 câu hỏi mặc định, thì Bard còn có thể mang đến 2 kết quả trả lời khác nhau, cùng đường link dữ liệu gốc để người dùng tham khảo và khả năng tự viết văn bản bằng các từ khóa đã khiến công cụ của Google tạo được ấn tượng cao hơn.

 

Chatbot đưa ra thông tin sai lệch ngay trong ngày đầu tiên ra mắt

Trong thời gian gần đây, sự phát triển lớn của các công cụ trí tuệ nhân tạo đã tạo nên rất nhiều ý kiến trái chiều cũng như lo ngại về nguồn thông tin không được kiểm chứng độ chính xác. Nghiêm trọng hơn là các nguồn tài liệu xuyên tạc, sai sự thật sẽ làm ảnh hưởng đến định hướng dư luận.

Tuy nhiên, vào ngày 6/2 trong một tweet mà Google đã đăng trên twitter để quảng cáo Bard, nội dung chia sẻ một ảnh gif mà Bard đang hoạt động để trả lời câu hỏi về kính thiên văn.

Cụ thể, câu hỏi trong đoạn gif đã hỏi rằng “Tôi có thể kể gì cho đứa con trai 9 tuổi nghe về khám phá từ kính viễn vọng không gian James Webb”. Và kết quả trả về đã không chính xác về thông tin “những bức ảnh đầu tiên về hành tinh bên ngoài hệ mặt trời”. Vì những tấm hình đầu tiên đã được chụp bởi hệ thống kính viễn vọng Very Large Telescope chứ không phải kính viễn vọng không gian James Webb như câu hỏi.

Điều này đã khiến cho các chuyên gia về thiên văn học lên tiếng khẳng định rằng đây là thông tin sai sự thật. Ông Bruce Macintosh – Giám đốc đài thiên văn Đại học California, nói rằng ông từng chụp ảnh một “exoplanet” từ 14 năm trước khi JWST được phóng lên.

Điều này đã khiến cho cổ phiếu của Alphabet-công ty mẹ Google giảm mạnh đến khoảng 10%, tương đương 120 tỷ đô, một con số khá lớn tác động mạnh đến giá cổ phiếu. Sau đó, người phát ngôn của Google đã phản hồi rằng sẽ kết hợp với phản hồi bên ngoài và thử nghiệm nội bộ để đảm bảo phản hồi của Bard có tiêu chuẩn cao về chất lượng thông tin.

Dù sao, đây cũng là một công cụ đang ở giai đoạn thử nghiệm nên việc xảy ra sai sót cũng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng xét về các khía cạnh tiện ích mà nó mang lại khi hoạt động tốt thì chắc chắn sẽ là một công cụ đầy hứa hẹn trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Popup Image